Ban chấp hành Hội Nhà văn vắng bóng người trẻ

Đưa nhân tố trẻ vào ban lãnh đạo hội là nguyện vọng của nhiều nhà văn, với mong muốn sức trẻ sẽ giúp đổi mới, phát triển hơn nền văn học nước nhà. Trước khi Đại hội Hội Nhà văn lần thứ chín (nhiệm kỳ 2015 - 2020) diễn ra, Ban chấp hành đề ra mô hình lãnh đạo hình quả trám. Mô hình này có tỷ lệ tuổi như sau: lãnh đạo trên 60 tuổi chiếm 30%, lãnh đạo dưới 50 tuổi chiếm 30%, còn lại người trong độ tuổi 50 - 60 tuổi chiếm 40%.

Ban chấp hành cũ đưa ra mô hình này vì cho rằng nhà văn trên 60 tuổi nhiều kinh nghiệm, nhà văn dưới 50 tuổi có sức khỏe và là lực lượng gánh vác trong tương lai. Lực lượng đông nhất là những người 50 - 60 tuổi, giai đoạn sung sức trong sáng tạo văn chương.


Ban chấp hành mới của Hội Nhà văn Việt Nam.


"Mô hình đó hợp lý, vừa có kinh nghiệm, vừa có tính kế thừa, phù hợp với phát triển công tác hội", nhà thơ Hữu Thỉnh nói trong buổi họp báo trước ngày Đại hội khai mạc.

Tuy nhiên trong ba ngày làm việc từ 9 đến 11/7, kết quả bầu chọn đi ngược nguyện vọng ban đầu. Ban chấp hành dự tính có 15 người, nhưng chỉ sáu người đạt số phiếu bầu quá bán, gồm: Hữu Thỉnh, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Trí Huân, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Bình Phương. Trong đó có bốn gương mặt của Ban chấp hành cũ. Người đứng đầu Hội ngoài 70 tuổi, đã ở vị trí này 15 năm qua, còn người mới và trẻ nhất là Nguyễn Bình Phương (50 tuổi).

Nhiều đại biểu chỉ ra có hai nguyên nhân lớn dẫn đến việc kết quả bầu cử chưa được như kỳ vọng. Thứ nhất, quyền quyết định chọn ai làm lãnh đạo Hội thuộc về các đại biểu thông qua lá phiếu và biểu quyết nhưng các đại biểu cho thấy lá phiếu của họ đi ngược lại nguyện vọng. Nhà thơ Lãng Ma bình luận: "Tất cả là do các đại biểu. Họ mong muốn có sự đổi thay, nhưng lại chẳng làm gì để tình hình có sự tươi mới. Họ có toàn quyền bỏ phiếu cho những nhân tố trẻ theo nguyện vọng đổi mới, nhưng qua lá phiếu, họ chọn những gương mặt cũ".

Tác giả Nguyễn Đình Tú cũng đồng tình với ý kiến này khi cho rằng đa phần các đại biểu đều tuổi cao, hơn 60 tuổi. Họ không đọc tác phẩm của người trẻ, nên việc bầu cho người cùng thế hệ họ là đương nhiên

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ phân tích ở kỳ Đại hội sau ban tổ chức phải rút kinh nghiệm để tránh tình huống "tréo ngoe" này bị lặp lại, "Phải chuẩn bị nhân sự, giới thiệu đầy đủ gương mặt trẻ để đại biểu biết. Từ việc biết đó họ có thêm tin tưởng ở lớp trẻ mà bỏ phiếu bầu. Đại hội này cho thấy trách nhiệm của các đại biểu chưa cao. Họ cần đặt lịch sử, sứ mệnh tương lai của Hội vào tay người trẻ".
Nguyễn Ngọc Tư (trái) và Đỗ Bích Thúy là hai nhà văn trẻ có phiếu tín nhiệm rất cao, nhưng cả hai đều xin rút khỏi danh sách bầu vào Ban chấp hành hội.


Một nguyên nhân nữa lý giải việc lãnh đạo Hội thiếu vắng gương mặt trẻ còn do chính những người trẻ.

Nhà văn Nguyễn Đình Tú kể theo danh sách thăm dò cho Ban chấp hành mới có hai nữ nhà văn là Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư đều được tín nhiệm rất cao, nhưng họ đều xin rút lui.

"Phía những người trẻ họ không mặn mà tham gia công tác hội ở cương vị Ban chấp hành. Họ đang làm ở các cơ quan nhà nước nào đó, nên tham gia đoàn thể như Hội nhà văn chỉ có mức độ. Ví dụ chị Đỗ Bích Thúy đang làm Phó Tổng Biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, nếu vào Ban chấp hành, được phân công trọng trách nào đó thì khó mà chuyên tâm cho được", người dan ong này nhận định.

Nhà thơ Hữu Việt - một người xin rút khỏi danh sách Ban chấp hành - giãi bày anh còn đang bận công việc của cơ quan và cũng muốn tập trung vào sáng tác tác phẩm.

Trên phương diện này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tam su: "Tham gia công tác Hội lấy đi rất nhiều thời gian sáng tác. Tôi đã phải cố gắng sắp xếp để cân bằng giữa công tác Hội và viết tác phẩm".
Share on Google Plus

About Unknown

Cẩm nang du lịch, kinh nghiệm du lịch và khách sạn ở Việt Nam.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét